Tiểu sử Lâm Quang Ky

Ông sinh tại rạch Kim Qui, xã Vân Khánh Đông, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Thân sinh là ông Lâm Kim Diệu (gốc người Hoa) và bà Nguyễn Thị Của.

Khu mộ dòng họ Lâm, tại xã Vĩnh Hòa Hiệp.

Theo sách Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực [1] thì sau khi thành Hà Tiên thất thủ ngày 23 tháng 6 năm 1867, ông không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận mà đưa quân đến lập căn cứ ở Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Rồi có lần, nhờ người giới thiệu, ông Trực đến Tà Niên tìm gặp Lâm Quang Ky. Do tương đồng chí hướng, Nguyễn Trung Trực nhận ông Ky cùng 4 người bạn của ông, đó là: Trịnh Văn Tư, Hồng Văn Ngàn, Ngô Văn Búp và Nguyễn Văn Niên;[2] vào đội ngũ kháng Pháp.

Ngoài tinh thần chống ngoại xâm cao, Lâm Quang Ky còn khá tinh thông võ nghệ, có uy tín nên ông chiêu mộ được nhiều người nữa cùng tham gia vào đội nghĩa quân, suốt từ vùng An Biên đến Rạch Giá. Do vậy, Lâm Quang Ky được Nguyễn Trung Trực phong làm Phó tướng.

Tờ mờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, trong đó có Lâm Quang Ky, đã tổ chức tấn công chiếm lấy đồn Kiên Giang, và làm chủ nơi đó được 5 ngày. Hai ngày sau, ngày 18 tháng 6, Trung tá hải quân A. Léonard Ansart, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, quân Pháp phản công dữ dội khiến Nguyễn Trung Trực phải cho lui quân về lại Hòn Chông. Trong cuộc rút chạy này, Lâm Quang Ky, Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp... đều bị bắt.

Liên quan